1. Yêu cầu về nguồn gốc và hình thức của luận văn
1.1. Nguồn gốc của luận văn và sở hữu trí tuệ
Luận văn thạc sĩ là một tài liệu khoa học trình bày công trình nghiên cứu của học viên dưới sự hướng dẫn của người hướng dẫn khoa học. Luận văn thạc sĩ phải đáp ứng được các yêu cầu sau đây về nguồn gốc và sở hữu trí tuệ:
Luận văn của chương trình theo định hướng nghiên cứu là một báo cáo khoa học, có đóng góp mới về mặt lý luận, học thuật hoặc có kết quả mới trong nghiên cứu một vấn đề khoa học mang tính thời sự thuộc ngành đào tạo;
Luận văn của chương trình theo định hướng ứng dụng là một báo cáo chuyên đề kết quả nghiên cứu giải quyết một vấn đề đặt ra trong thực tiễn hoặc báo cáo kết quả tổ chức, triển khai áp dụng một nghiên cứu lý thuyết, một mô hình mới,... trong lĩnh vực ngành vào thực tế;
Luận văn phải do chính học viên thực hiện và phải có cam đoan về công trình khoa học gốc của mình và phải đảm bảo tuân thủ các quy định về sở hữu trí tuệ.
Nếu luận văn là công trình khoa học hoặc một phần công trình khoa học của một tập thể trong đó tác giả đóng góp phần chính thì phải có xác nhận bằng văn bản của các thành viên trong tập thể đó đồng ý cho phép học viên sử dụng công trình này trong luận văn để bảo vệ lấy bằng thạc sĩ.
Không được phép đạo văn. Đạo văn (plagiarism) là công bố ngôn ngữ, suy nghĩ, ý tưởng, hay cách diễn đạt của người khác như là những gì do mình tự tạo ra. Sao chép bất cứ thứ gì mà không ghi rõ tác giả của nó đều bị coi là đạo văn. Đạo văn được xem là hành vi thiếu trung thực về mặt học thuật, được coi là lỗi nghiêm trọng, không có ngoại lệ hay bất cứ biện hộ nào được chấp nhận. Do đó, việc sử dụng ý tưởng hoặc trích dẫn kết quả nghiên cứu của người khác trong luận văn phải được dẫn nguồn đầy đủ và rõ ràng, trình bày theo đúng thể thức quy định chung của Nhà trường. Trong một số trường hợp muốn trích dẫn, nhất là hình ảnh, cần phải xin phép tác giả.
1.2. Cấu trúc của luận văn
Cấu trúc của luận văn được thống nhất chung cho hai ngành đào tạo là: Phát triển nông thôn và Kinh tế nông nghiệp, tuân theo Quy chế đào tạo thạc sĩ hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Cấu trúc chung của luận văn như sau:
Phần bìa và phụ bìa
+ Bìa và trang phụ bìa theo đúng quy định
+ Lời cam đoan
+ Lời cảm ơn
+ Mục lục
+ Danh mục chữ viết tắt
+ Danh mục bảng
+ Danh mục đồ thị, hình, sơ đồ, ảnh,...
+ Trích yếu luận văn
Phần nội dung chính
Nội dung luận văn viết không quá 80 trang, bao gồm phần mở đầu, kết luận và 3 chương với dung lượng cấu trúc như sau:
Mở đầu khoảng 5%
Chương 1: Cơ sở khoa học của đề tài 25-30%
Chương 2: Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu 10-15%
Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận >50%
Kết luận và kiến nghị 2-3%
Phần phụ cuối
- Danh mục các công trình công bố nếu có
- Tài liệu tham khảo
- Phụ lục nếu có
1.3. Ngôn ngữ và văn phong
- Luận văn được viết bằng tiếng Việt.
- Luận văn phải được viết theo văn phong khoa học với số lượng từ ít nhất theo một trình tự logic sao cho người đọc rút ra được những kết luận giống như ý của tác giả. Câu văn khoa học nên cố gắng viết ngắn gọn. Các từ ngữ trong luận văn phải chính xác, đơn giản, trực tiếp và dễ hiểu. Tác giả phải sử dụng từ, nhất là các thuật ngữ khoa học, một cách phù hợp và nhất quán trong toàn luận văn.
- Hạn chế tối đa việc viết tắt trong luận văn, đặc biệt ở các bảng biểu; chỉ sử dụng viết tắt những cụm từ hay thuật ngữ, tên cơ quan, tổ chức,... được sử dụng lặp lại nhiều lần trong văn bản. Nếu viết tắt cụm từ nào thì viết tắt ngay sau lần viết đầy đủ đầu tiên và đặt trong ngoặc đơn. Luận văn có nhiều chữ viết tắt phải có danh mục chữ viết tắt xếp theo thứ tự chữ cái ABC.
2. Nội dung và cách viết các phần của luận văn
2.1. Phần phụ đầu
Tên đề tài: Tên đề tài cần ngắn gọn, súc tích, đủ nghĩa, sử dụng thuật ngữ khoa học và thể hiện được nội dung chính của luận văn.
Lời cam đoan: Tác giả tuyên bố luận văn là công trình của chính mình và mọi thông tin sử dụng trong luận văn được chỉ rõ nguồn gốc.
Lời cảm ơn: Tác giả bày tỏ lời cảm ơn đối với người hướng dẫn khoa học và những người đã giúp đỡ hay động viên trong quá trình tiến hành nghiên cứu và viết luận văn.
Mục lục: Tạo mục lục tự động và chỉ lấy đến tiểu mục cấp 3.
Danh mục chữ viết tắt: Danh mục chữ viết tắt xếp theo thứ tự ABC.
Danh mục bảng: Liệt kê theo thứ tự bảng trình bày trong luận văn kèm theo số trang căn bên phải.
Danh mục biểu đồ, đồ thị, sơ đồ: Danh mục đồ thị, sơ đồ, biểu đồ,... được trình bày cùng nhau theo thứ tự ABC.
Trích yếu luận văn: Nêu được mục đích, phương pháp nghiên cứu, kết quả nghiên cứu chính và kết luận chủ yếu của luận văn.
2.2. Phần nội dung chính
Phần nội dung chính của luận văn phải chứa đựng luận đề, luận chứng và luận cứ của tác giả. Phần này phải thể hiện được năng lực tiến hành nghiên cứu độc lập của học viên và khả năng phân tích, truyền đạt kết quả có ý nghĩa của công trình đó. Luận văn là một chỉnh thể thống nhất, trong đó có sự gắn kết chặt chẽ giữa kết quả nghiên cứu với nội dung, giữa nội dung với câu hỏi/mục tiêu nghiên cứu, giữa kết luận với mục tiêu, câu hỏi nghiên cứu và giả thiết khoa học đã đặt ra trước đó.
Phần này giới thiệu tóm tắt về công trình nghiên cứu, lý do chọn đề tài, mục đích, những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài. Phần này có thể chia ra các tiểu mục như sau:
Tính cấp thiết của đề tài
Cung cấp thông tin cơ sở cần thiết giúp cho người đọc hiểu ý tưởng nghiên cứu luận đề gồm: chủ đề/vấn đề nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu. Tác giả cần phác họa được một bức tranh tổng quan về quá khứ và hiện tại của chủ đề nghiên cứu đã biết, tìm cho ra được khoảng trống tri thức chưa biết,chưa rõ để đặt ra câu hỏi nghiên cứu làm cơ sở cho từng mục tiêu cụ thể của đề tài. Đó chính là những nội dung cốt lõi sẽ được trình bày ở Phần Tổng quan tài liệu thông qua việc tổng hợp, trích dẫn những vấn đề liên quan đến đề tài nghiên cứu, đặc biệt những nghiên cứu mới nhất. Phải điểm qua được những bài báo quan trọng trước đây và những công trình nghiên cứu mới nhất có liên quan đến từng câu hỏi nghiên cứu để qua đó nêu được những gì đã biết, những gì muốn biết nhưng chưa biết hay những vấn đề thực tiễn chưa được giải quyết giải pháp công nghệ, giải pháp quản lý, mối quan tâm của xã hội,.... Thông thường một đề tài luận văn quan tâm đến một vấn đề “cấp thiết” của ngành/lĩnh vực chuyên môn, từ đó đặt ra một số câu hỏi nghiên cứu cho đề tài nên 2-4 nhằm làm sáng tỏ một số khía cạnh cụ thể của vấn đề nghiên cứu. Tóm lại, tác giả cần lập luận tại sao một vấn đề/một hay vài câu hỏi nghiên cứu là quan trọng và cần thiết phải tiến hành đề tài luận văn để giải quyết.
Mục tiêu nghiên cứu
Nêu rõ việc thực hiện đề tài luận văn nhằm đạt được điều gì về mặt khoa học, lý luận và hay thực tiễn khi nghiên cứu giải đáp được các câu hỏi nghiên cứu nêu ra trước đó. Do đó các mục tiêu nghiên cứu cụ thể phải logic với tính cấp thiết và các giả thuyết của đề tài.
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là sự vật, hiện tượng được lựa chọn để nghiên cứu. Thông tin về đối tượng nghiên cứu phải được nêu cụ thể, trong đó nói rõ nguồn gốc và đặc điểm của từng loại đối tượng. Khi mô tả đặc điểm của đối tượng nghiên cứu, cần nêu chi tiết tiêu chuẩn lựa chọn và có thể cả tiêu chuẩn loại trừ nếu cần. Nêu rõ đối tượng nghiên cứu trong đề tài luận văn, cụ thể trong mục này cần phải xác định rõ đối tượng nghiên cứu là ai? Vấn đề, hoạt động gì?
Phạm vi nghiên cứu
Nêu rõ thời gian và không gian tiến hành đề tài luận văn cũng như phạm vi thời gian của số liệu được thu thập số liệu thứ cấp có thể tồn tại trước khi tiến hành đề tài luận văn.
Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học hoặc thực tiễn
Nêu rõ những phát hiện mới từ đề tài luận văn có góp phần gì vào việc lấp khoảng trống tri thức hiện tại ý nghĩa khoa học hay tìm giải pháp hữu ích cho vấn đề đang được quan tâm, đặc biệt là những vấn đề có tính cấp thiết trong thực tiễn ý nghĩa thực tiễn. Những ý nghĩa này phải phù hợp với mục tiêu nghiên cứu của đề tài.
Tuy nhiên nếu bạn không đủ thời gian hoặc khó khăn ở đâu hãy liên hệ chúng tôi.
Chúng tôi sẽ giúp bạn vượt qua khó khăn này.
Thiện nguyễn Trả lời
06/01/2023Trước h sử dụng của tipi suốt 3 năm đã tốt nghiêp BA. Lướt lướt fb thấy có cả master, tự dưng muốn đi học gê:))